Bảng kiểm kê quỹ (vàng, tiền tệ) và cách lập theo Thông tư 200
Bảng kiểm kê quỹ là bảng nhằm xác nhận tiền bằng VNĐ tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với số quỹ, trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch. Hôm nay, Kế toán Hà Nội xin giới thiệu tới quý bạn đọc mẫu bảng kiểm kê quỹ (vàng, tiền tệ) và cách lập theo Thông tư 200, cùng theo dõi nhé!
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Xem thêm:
>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế
>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc...
Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý, mục đích, hướng dẫn cách lập…. theo Thông tư 200
Mẫu bảng kiểm kê quỹ:
Các bạn tải mẫu về tại đây:
+ File word: TẢI VỀ
+ File excel: TẢI VỀ
1. Mục đích bảng kiểm kê quỹ
Biên bản nhằm xác nhận tiền ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quí, … tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quỹ trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng kiểm kê qũy
– Góc trên bên trái ghi tên đơn vị, bộ phận. Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán quỹ là các thành viên.
– Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (…giờ …..ngày …..tháng …..năm …..). Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê.
– Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ như: Ngoại tệ, vàng, bạc, đá quí, …
– Dòng “Số dư theo sổ quỹ”: Căn cứ vào sổ quỹ tại ngày, giờ kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2, 4.
– Dòng “Kiểm kê thực tế”: Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại ngoại tệ, vàng bạc, đá quí, …
– Dòng chênh lệch: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.
– Trên Bảng kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quỹ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Thủ quỹ, Trưởng ban kiểm kê và Kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo Giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết.
– Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản:
+ 1 bản lưu ở thủ quỹ
+ 1 bản lưu ở kế toán quỹ.
Ghi chú: (*) Trường hợp kiểm kê vàng, bạc, kim khi quý, đá quý thì cột “Diễn giải” phải ghi theo từng loại, từng thứ.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã chia sẻ tới quý bạn đọc bảng kiểm kê quỹ và cách lập theo Thông tư 200. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích các bạn cả trong quá trình học tập cũng như làm việc một cách hiệu quả!
Xem thêm:
>>> Mẫu sổ nhật ký thu tiền và cách lập theo thông tư 200
>>> Mẫu bảng kê chi tiền và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200