Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mẫu 06-TSCĐ Thông tư 200
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ là mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao số lượng tài sản cố định của các doanh nghiệp. Mẫu bảng tính nêu rõ tên tài sản cố định, tỉ lệ khấu hao của TSCĐ... Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải mẫu qua bài chia sẻ sau cùng Kế toán Hà Nội nhé!
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Xem thêm:
>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế
>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc...
Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, mục đích, nội dung của bảng và hướng dẫn cách lập… theo Thông tư 200
Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ:
Các bạn có thể tải mẫu về tại đây:
+ File word: TẢI VỀ
+ File excel: TẢI VỀ
1. Mục đích bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.
2. Kết cấu, nội dung chủ yếu của bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
– Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ (như cho bộ phận sản xuất – TK 623, 627, cho bộ phận bán hàng – TK 641, cho bộ phận quản lý – TK 642…) và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.
– Cơ sở lập:
+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.
+ Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.
+ Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng.
– Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Sau khi tham khảo Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mẫu 06-TSCĐ Thông tư 200, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính