Mẫu Biên bản thoả thuận góp vốn kinh doanh mới nhất
Hôm nay, Kế toán Hà Nội xin giới thiệu đến quý bạn đọc mẫu Biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh trong doanh nghiệp được các thành viên trong hội đồng cổ đông nhất trí và thỏa thuận góp vốn. Khi các bên muốn hợp tác kinh doanh thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác trong kinh doanh thì phải thoản thuận góp vốn thông qua biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh này nhằm hiện thực hóa vốn góp và tránh rắc rối về sau, cùng theo dõi nhé.
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Mẫu Biên bản:
1. Nội dung biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh
Nội dung biên bản thỏa thuận này phải đảm bảo các thông tin họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú của các bên tiến hành góp vốn.
- Mục đích góp vốn là gì?
- Số vốn góp (lưu ý ghi bằng số và bằng chữ rõ ràng). Với các trường hợp góp bằng tài sản thay vì tiền mặt phải ghi chú loại tài sản và giá trị cụ thể.
- Thời hạn góp vốn phải được thông tin chi tiết để các bên liên quan nắm được tình hình.
- Cam kết của các bên khi tiến hành góp vốn.
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận. Đây là nội dung quan trọng, có thể được đề xuất chi tiết hợp trong hợp đồng. Căn cứ vào số phần trăm góp vốn và các loại tài sản, các bên sẽ tiến hành thống nhất về mức lợi nhuận được hưởng. Các thỏa thuận này phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, công bằng.
- Cuối cùng biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh phải có chữ ký xác nhận và đóng dấu của các bên liên quan để văn bản có giá trị sử dụng kể từ thời điểm ký kết.
Nhìn chung về hình thức thì thỏa thuận này cũng giống như một hợp đồng góp vốn làm ăn kinh doanh giữa các cá nhân hay doanh nghiệp. Trong hợp đồng góp vốn cũng có các điều khoản quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh
Trong hầu hết các hoạt động kinh doanh, vốn là một trong những tiền đề cơ bản tạo nên sự thành công. Phải có vốn, các doanh nghiệp mới có khả năng triển khai các dự án kinh doanh hiệu quả. Hơn nữa, trong toàn bộ quá trình phát triển, chúng ta phải có vốn để đầu tư cho các quy trình để tạo nên một sự thành công hoàn thiện. Để thu hút nguồn vốn, các cá nhân, tổ chức có thể tìm kiếm sự hợp tác lẫn nhau hoặc nếu có khả năng giải quyết độc lập có thể đầu tư một cách mạnh dạn mà không cần thiết có sự hỗ trợ của các đơn vị khác.
Trên thực tết, rất nhiều dự án được lập ra chi tiết, bài bản tuy nhiên không đi đến thành công, cơ bản vì thiếu vốn đầu tư. Vốn ở đây có thể hiểu là tiền mặt hoặc nó đại diện cho một loại tài sản nào đó có giá trị sử dụng nhất định.
Đồng vốn ở đây phải được xoay vòng và sinh lời. Kế hoạch mà các cá nhân, tổ chức phải được thiết lập chi tiết và có sự đóng góp ý kiến của các bên tham gia. Mọi sự thay đổi trong kế hoạch phải được thảo luận và bàn bạc cụ thể.
Nói về vốn có rất nhiều hình thức tồn tại khác nhau như: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ doanh nghiệp. Mỗi hình thức được quy định bởi các nguyên tắc khác nhau.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã chia sẻ tới các bạn mẫu biên bản thỏa thuận góp vốn kinh doanh mới nhất. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích các bạn trong quá trình làm việc thật hiệu quả!
Xem thêm:
>>> Mẫu Thẻ quầy hàng và hướng dẫn cách lập theo thông tư 200