TÌM KIẾM
Lớp học kế toán ở Hà Nội
VIDEO
lltxB9FqDJQ video2431
Lớp kế toán thực hành thực tế
Mẫu Sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 133
Cập nhật: 13/05/2019
Lượt xem: 3916

Mẫu Sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 133

Dịch vụ rà soát sổ sách báo cáo tài chính - KTHN Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Sau đây Kế toán Hà Nội xin được chia sẻ với các bạn mẫu sổ nhật ký chung và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 133.
 

 I. Mẫu sổ nhật ký chung theo Thông tư 133

 Mẫu Sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 133

Các bạn tải mẫu về tại đây:
 
>> Bản word S03a- DNN
 
>> Bản Excel S03a-DNN
 

 II. Nội dung, kết cấu và phương pháp ghi sổ

 1. Nội dung sổ nhật ký chung
 
Sổ Nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản (Định khoản kế toán) để phục vụ việc ghi Sổ Cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.
 
 2. Kết cấu sổ nhật ký chung
 
Kết cấu sổ Nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ này:
 
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
 
– Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ.
 
– Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.
 
– Cột E: Đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ Cái.
 
– Cột G: Ghi số thứ tự dòng của Nhật ký chung
 
– Cột H: Ghi số hiệu các tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi Nợ được ghi trước, Tài khoản ghi Có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi một dòng riêng.
 
– Cột 1: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Nợ.
 
– Cột 2: Ghi số tiền phát sinh các Tài khoản ghi Có.
 
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
 
 3. Phương pháp ghi sổ nhật ký chung
 
Về nguyên tắc tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ Nhật ký chung. Tuy nhiên, trong trường hợp một hoặc một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ Nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó.
 
Trên đây là mẫu Sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 133Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Hi vọng rằng bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và làm việc.
 
Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!
 


 
>> Xem thêm:     Mẫu Sổ Nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 200
 
 
THÔNG TIN THAM KHẢO:
 
Sau khi tham khảo, quý khách cần Mẫu Sổ nhật ký chung và cách lập theo Thông tư 133/2016/TT-BTC xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
 
⏩  Khóa học kế toán thực tế
 
⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
 
⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
 
⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế
 
⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính

Tham gia nhận bản tin từ chúng tôi
Số người online: 2
Tổng truy cập: 14038457
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI
Khu vực Miền Bắc: Số 4, ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN
Khu vực Miền Nam: Số 31 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Khóa học kế toán: 0243.566.8036 – 0912916322 (zalo)
Email: ketoanhanoi1@gmail.com
Website: www.ketoanhanoi.vn
Dịch vụ làm bảng tính lương
Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!