TÌM KIẾM
Lớp học kế toán ở Hà Nội
VIDEO
lltxB9FqDJQ video2431
Lớp kế toán thực hành thực tế
Mẫu thẻ kho (Sổ kho) S12-DN theo Thông tư 200
Cập nhật: 04/04/2019
Lượt xem: 13643

Mẫu thẻ kho (Sổ kho) S12-DN theo Thông tư 200

Dịch vụ rà soát sổ sách báo cáo tài chính - KTHN Mẫu thẻ kho (sổ kho) số S12-DN dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. Sau đây Kế toán Hà Nội sẽ gửi tới các bạn Mẫu thẻ kho (sổ kho) và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
 

 I. Mẫu Thẻ kho (sổ kho) theo Thông tư 200

Mẫu thẻ kho (Sổ kho) S12-DN theo Thông tư 200

 II. Mục đích, căn cứ và phương pháp ghi sổ

1. Mục đích thẻ kho (Sổ kho) S12-DN
 
Mẫu thẻ kho (sổ kho) theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn, kho từng thứ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ở từng kho. Làm căn cứ xác định số lượng tồn kho dự trữ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho
 
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ thẻ kho (Sổ kho) S12-DN
 
Thẻ kho là sổ tờ rời. Nếu đóng thành quyển thì gọi là “Sổ kho”. Thẻ tờ rời sau khi dùng xong phải đóng thành quyển. “Sổ kho” hoặc “thẻ kho” sau khi đóng thành quyển phải có chữ ký của giám đốc.
 
Mỗi thẻ kho dùng cho một thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng nhãn hiệu, quy cách ở cùng một kho. Phòng kế toán lập thẻ và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ  ghi 1 dòng, cuối ngày tính số tồn kho.
 
– Cột A: Ghi số thứ tự;
 
– Cột B: Ghi ngày tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho;
 
– Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho;
 
– Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
 
– Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho;
 
– Cột 1: Ghi số lượng nhập kho;
 
– Cột 2: Ghi số lượng xuất kho;
 
– Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.
 
Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột G).
 
Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định.
 
Trên đây là mẫu thẻ kho (Sổ kho) S12-DN  mà Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Hi vọng rằng bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và làm việc.
 
Kế toán Hà Nội chúc bạn thành công!

Xem thêm: Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, SP, hàng hóa S10-DN theo Thông tư 200




THÔNG TIN THAM KHẢO:
 
⏩  Khóa học kế toán thực tế
 
⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
 
⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
 
⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế
 
⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính

Tham gia nhận bản tin từ chúng tôi
Số người online: 154
Tổng truy cập: 13981611
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI
Khu vực Miền Bắc: Số 4, ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN
Khu vực Miền Nam: Số 31 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Khóa học kế toán: 0243.566.8036 – 0912916322 (zalo)
Email: ketoanhanoi1@gmail.com
Website: www.ketoanhanoi.vn
Dịch vụ làm bảng tính lương
Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!