TÌM KIẾM
Lớp học kế toán ở Hà Nội
VIDEO
lltxB9FqDJQ video2431
Lớp kế toán thực hành thực tế
Mẫu thẻ TSCĐ và cách lập theo Thông tư 200
Cập nhật: 03/04/2019
Lượt xem: 3206

Mẫu thẻ TSCĐ và cách lập theo Thông tư 200

Dịch vụ rà soát sổ sách báo cáo tài chính - KTHN Thẻ tài sản cố định dùng để theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Sau đây Kế toán Hà Nội xin gửi tới các bạn Mẫu thẻ tài sản cố định và hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
 

 I. Mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200

 Mẫu thẻ TSCĐ và cách lập theo Thông tư 200

II. Mục đích, căn cứ và phương pháp ghi sổ

1. Mục đích thẻ TSCĐ
 
Theo dõi chi tiết từng TSCĐ của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ.
 
2. Căn cứ và phương pháp ghi sổ mẫu thẻ TSCĐ
 
Căn cứ để lập thẻ TSCĐ:
 
– Biên bản giao nhận TSCĐ;
 
– Biên bản  đánh giá lại TSCĐ;
 
– Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;
 
– Biên bản thanh lý TSCĐ;
 
– Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
 
Thẻ được lập cho từng đối tượng ghi tài sản cố định. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, cây, con, gia súc… Thẻ tài sản cố định bao gồm 4 phần chính:
 
1. Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ như: tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng); số hiệu, nước sản xuất (xây dựng) ; năm sản xuất, bộ phận quản lý, sử dụng; năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất (diện tích) thiết kế; ngày, tháng, năm và lý do đình chỉ sử dụng TSCĐ.
 
2. Ghi các chỉ tiêu nguyên giá TSCĐ ngay khi bắt đầu hình thành TSCĐ và qua từng thời kỳ do đánh giá lại, xây dựng, trang bị thêm hoặc tháo bớt các bộ phận… và giá trị hao mòn đã trích qua các năm.
 
Cột A, B, C, 1: Ghi số hiệu, ngày, tháng, năm của chứng từ, lý do hình thành nên nguyên giá và nguyên giá của TSCĐ tại thời điểm đó.
 
Cột 2: Ghi năm tính giá trị hao mòn TSCĐ.
 
Cột 3: Ghi giá trị hao mòn TSCĐ của từng năm.
 
Cột 4: Ghi tổng số giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm vào thẻ. Đối với những TSCĐ không phải trích khấu hao nhưng phải tính hao mòn (như TSCĐ dùng cho sự nghiệp, phúc lợi, …) thì cũng tính và ghi giá trị hao mòn vào thẻ.
 
3. Ghi số phụ tùng, dụng cụ kèm theo TSCĐ.
 
Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên quy cách và đơn vị tính của dụng cụ, phụ tùng.
 
Cột 1, 2: Ghi số lượng và giá trị của từng loại dụng cụ, phụ tùng kèm theo TSCĐ.
 
Cuối tờ thẻ, ghi giảm TSCĐ: Ghi số ngày, tháng, năm của chứng từ ghi giảm TSCĐ và lý do giảm.
 
Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập, kế toán trưởng ký soát xét và giám đốc ký. Thẻ được lưu ở phòng, ban kế toán suốt quá trình sử dụng tài sản.
 
Trên đây là mẫu thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200 mà Kế Toán Hà Nội muốn chia sẻ tới quý bạn đọc! Hi vọng rằng bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập và làm việc.

Xem thêm:


>>> Mẫu sổ chi tiết tiền vay và cách lập theo Thông tư 200

>>> Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ theo TT 200


 
THÔNG TIN THAM KHẢO:
 
Sau khi tham khảo Mẫu thẻ TSCĐ và cách lập theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, quý khách cần xem thêm về Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
 
⏩  Khóa học kế toán thực tế
 
⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
 
⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
 
⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế
 
⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính

Tham gia nhận bản tin từ chúng tôi
Số người online: 10
Tổng truy cập: 14136987
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI
Khu vực Miền Bắc: Số 4, ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN
Khu vực Miền Nam: Số 31 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Khóa học kế toán: 0243.566.8036 – 0912916322 (zalo)
Email: ketoanhanoi1@gmail.com
Website: www.ketoanhanoi.vn
Dịch vụ làm bảng tính lương
Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!