MÔ TẢ CHI TIẾT CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
Đối với các bạn kế toán mới đi làm, ai cũng mong muốn làm tại doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc lớn. Tuy nhiên, ở hững công ty đó thì phòng kế toán thường có nhiều nhân viên và mỗi người đảm nhận các phần ngành kế toán khác nhau như : kế toán thanh toán, kế toán bán hàng, kế toán mua hàng, kế toán kho…
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Sau đây, CÔNG TY KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn nội dung công việc của Kế toán công nợ nhằm giúp các bạn mới đi làm hiểu rõ hơn về phần việc của mình đảm nhận.
I. Quy trình công việc
II. Nhiệm vụ cụ thể
Trong bài viết này, Kế Toán Hà Nội chủ yếu đề cập đến nhiệm vụ của kế toán công nợ phải thu của khách hàng ( TK 131 ) và công nợ phải trả nhà cung cấp ( TK 331 ), cụ thể như sau :
1.Xử lý các nghiệp vụ công nợ phải thu của khách hàng
- Khi phát sinh Hợp đồng bán hàng của các bộ phận gửi vể, kế toán công nợ thực hiện :
+ Tiếp nhận, kiểm tra nội dung hợp đồng : thông tin khách hàng, điều khoản thanh toán, chính sách ưu đãi,…
+ Nhập thông tin vào Bảng theo dõi hợp đồng kinh tế bán ra
+ Đặt mã khách hàng
- Hàng ngày, căn cứ số liệu hạch toán của Kế toán bán hàng, Kế toán kho, Kế toán thanh toán thì Kế toán công nợ phải kiểm tra tính chính xác của các giao dịch bán hàng, thanh toán tiền của khách hàng -> ghi nhận diễn biến phát sinh tăng, phát sinh giảm công nợ phải thu.
- Căn cứ vào hợp đồng bán hàng, các chương trình chính sách kinh doanh của công ty -> hạch toán các khoản giảm trừ công nợ mà khách hàng được hưởng
- Định kỳ theo yêu cầu quản lý ( thông thường là cuối tháng ), thực hiện đối chiếu công nợ với từng khách hàng chốt số liệu công nợ thông qua Biên bản đối chiều công nợ.
- Định kỳ theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo tổng hợp công nợ phải thu, báo cáo phân tích tuổi nợ ,..
- Lập kế hoạch thu hồi công nợ đến han, tham mưu và đề xuất cho Ban giám đốc về các biện pháp giải quyết công nợ khó đòi.
2.Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến công nợ phải trả người bán
- Khi phát sinh Hợp đồng mua hàng của các bộ phận gửi vể, kế toán công nợ thực hiện :
+ Tiếp nhận, kiểm tra nội dung hợp đồng : thông tin nhà cung cấp, điều khoản thanh toán, chính sách ưu đãi ( nếu có ),…
+ Nhập thông tin vào Bảng theo dõi hợp đồng kinh tế mua vào
+ Đặt mã nhà cung cấp
- Hàng ngày, căn cứ số liệu hạch toán của Kế toán mua hàng, Kế toán kho, Kế toán thanh toán thì Kế toán công nợ phải kiểm tra tính chính xác của các giao dịch lấy hàng, thanh toán tiền cho người bán ghi nhận diễn biến phát sinh tăng, phát sinh giảm công nợ phải trả.
- Căn cứ vào hợp đồng mua hàng, các chương trình chính sách kinh doanh của bên bán hạch toán các khoản giảm trừ công nợ mà doanh nghiệp được hưởng
- Định kỳ theo yêu cầu quản lý ( thông thường là cuối tháng ), thực hiện đối chiếu công nợ với từng nhà cung cấp chốt số liệu công nợ thông qua Biên bản đối chiều công nợ.
- Định kỳ theo yêu cầu quản lý, lập các báo cáo tổng hợp công nợ phải trả.
- Lên kế hoạch thanh toán các khoản công nợ đến hạn.
II.Các mẫu biểu báo cáo
- Báo cáo tổng hợp công nợ phải thu ( TK 131 )
- Báo cáo tổng hợp công nợ phải trả ( TK 331 )
- Sổ chi tiết công nợ khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ nhà cung cấp
- Các báo cáo phân tích công nợ
- Các báo cáo khác theo yêu cầu
III.Kỹ năng cần có
- Nắm vững nghiệp vụ kế toán
- Sử dụng tốt excel hoặc phần mềm kế toán
- Kỹ năng giao tiếp tốt
Mọi vướng mắc về Nghiệp vụ Kế Toán xin mời các bạn gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí của Kế toán Hà nội
19006246