TÌM KIẾM
Lớp học kế toán ở Hà Nội
VIDEO
lltxB9FqDJQ video2431
Lớp kế toán thực hành thực tế
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương và cách lập theo thông tư 200
Cập nhật: 29/03/2019
Lượt xem: 3204

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương và cách lập theo thông tư 200

Dịch vụ rà soát sổ sách báo cáo tài chính - KTHN Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương mới nhất theo thông tư 200/2014/TT - BTC. Mẫu số 10 LĐTL thống kê rõ và ghi rõ thành tiền các khoản tính theo lương. Hôm nay, Kế toán Hà Nội xin chia sẻ cũng như hướng dẫn quý bạn đọc chi tiết về cách lập mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương để các bạn kế toán thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất

Xem thêm:

>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế

>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc...

 
Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương, mục đích, hướng dẫn cách lập theo Thông tư 200…
 
Mẫu bảng kê trích nộp các loại theo lương:


Bảng kê trích nộp các khoản theo lương và cách lập theo thông tư 200
 
Các bạn tải mẫu về tại đây:
 
     +  File word:     TẢI VỀ 
 
     +  File excel:      TẢI VỀ
 

1. Mục đích bảng kê trích nộp các khoản theo lương.

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương.

2.  Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng kê trích nộp các khoản theo lương.

Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận trích nộp các khoản theo lương.
 
   +  Cột A: Ghi số thứ tự.
 
   +  Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn áp dụng trong trường hợp kê khai theo quý.
 
   +  Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.
 
   +  Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT phải nộp và trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
 
   +  Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp và chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của người lao động.
 
   +  Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên.
 
   +  Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.
 
Bảng kê được lập thành 2 bản. Bảng kê trích nộp các khoản theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, Kế toán trưởng, Giám đốc doanh nghiệp.

Trên đây, Kế toán Hà Nội đã chia sẻ tới quý bạn đọc về Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương và cách lập theo thông tư 200. Hi vọng nó sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tập cũng như làm việc một cách hiệu quả!
 
 Xem thêm:

>>> Bảng phân bổ tiền lương, BHXH và cách lập theo thông tư 200

>>> Bảng thanh toán tiền thưởng và cách lập theo thông tư 200


 

HỌC KẾ TOÁN HAY - NHẬN NGAY ƯU ĐÃI

Tham gia nhận bản tin từ chúng tôi
Số người online: 17
Tổng truy cập: 14193477
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI
Khu vực Miền Bắc: Số 4, ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN
Khu vực Miền Nam: Số 31 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Khóa học kế toán: 0243.566.8036 – 0912916322 (zalo)
Email: ketoanhanoi1@gmail.com
Website: www.ketoanhanoi.vn
Dịch vụ làm bảng tính lương
Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!