Mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC và cách lập theo Thông tư 200
Mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC và cách lập theo Thông tư 200
Mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được ban hành theo Thông tư 200 Mẫu số 07-VT. Dùng để phản ánh tổng giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán và phân bổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng. Hôm nay, Kế toán Hà Nội xin chia sẻ tới quý bạn đọc mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và cách lập theo TT 200, cùng theo dõi nhé!
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Xem thêm:
>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế
>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc...
Mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC, mục đích, hướng dẫn cách lập…. theo Thông tư 200………
Mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Các bạn tải mẫu về tại đây:
+ File word: TẢI VỀ
+ File excel: TẢI VỀ
1. Mục đích bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
– Dùng để phản ánh tổng giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế và giá hạch toán và phân bổ giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng sử dụng hàng tháng (Ghi Có TK 152, TK 153, Nợ các tài khoản liên quan)
– Bảng này còn dùng để phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng dưới một năm hoặc trên một năm đang được phản ánh trên TK 142 hoặc TK 242.
2. Phương pháp và trách nhiệm ghi bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
– Bảng gồm các cột dọc phản ánh các loại nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ xuất dùng trong tháng tính theo giá hạch toán và giá thực tế, các dòng ngang phản ánh các đối tượng sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.
– Căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật liệu và hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế của từng loại vật liệu để tính giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ xuất kho.
– Giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho trong tháng theo giá thực tế phản ánh trong Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo từng đối tượng sử dụng được dùng làm căn cứ để ghi vào bên Có các Tài khoản 152, 153, 142, 242 của các Bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và sổ kế toán liên quan tuỳ theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 152, 153,…).
– Số liệu của Bảng phân bổ này đồng thời được sử dụng để tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Trên đây, Kế toán Hà Nội đã chia sẻ tới quý bạn đọc mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và cách lập theo thông tư 200. Hi vọng bài chia sẻ trên sẽ giúp ích các bạn cả trong quá trình học tập và làm việc một cách hiệu quả!
Xem thêm:
>>> Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ và cách lập theo TT 200
>>> Biên bản kiểm kê hàng hóa bị hư hỏng hết hạn sử dụng