Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN MUA CỦA DOANH NGHIỆP
NGỪNG KINH DOANH HOẶC BỎ TRỐN
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp do vô tình hay cố ý, mua hàng nhận hóa đơn của những doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh hay bỏ trốn. Điều này sẽ để lại nhiều rủi ro cho chính bản than doanh nghiệp đó khi kê khai thuế cũng như hạch toán vào chi phí. Cách xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn như thế nào? Các hóa đơn đầu vào này có được kê khai thuế GTGT đầu vào không, có được tính vào chi phí được trừ không? Công ty Kế toán Hà Nội xin hướng dẫn các bạn cách xử lý trong tình huống trên nhằm giúp tháo gỡ các thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải như sau:
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Xem thêm:
>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế
>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc...
Xác định thời điểm mua hóa đơn của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
Điều đầu tiên các bạn cần phải xác định thời điểm phát sinh hóa đơn đầu vào trước hay là sau khi doanh nghiệp bỏ trốn. Có 2 trường hợp như sau:
* Hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn
Trong trường hợp hóa đơn phát sinh sau ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
* Hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn
Trường hợp hóa đơn phát sinh trước ngày doanh nghiệp bỏ trốn thì doanh nghiệp phải kiểm tra xem xét. Nếu doanh nghiệp thực sự có mua hàng của doanh nghiệp đó, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, đầy đủ, đúng quy định, thì cơ sở kinh doanh sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp ngừng kinh doanh hoặc bỏ trốn
Theo Công văn số 11797/BTC-TCT của Bộ Tài Chính hướng dẫn và bổ sung nội dung Công văn số 1752/BTC-TCT quy định như sau:
“2. Về khấu trừ, hoàn thuế GTGT đối với những doanh nghiệp có mua hàng hóa, sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và doanh nghiệp trung gian ngừng kinh doanh, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng (bao gồm cả trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm trước ngày Bộ Tài chính ban hành công văn số 7527/BTC-TCT), thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 13706/BTC-TCT ngày 15/10/2013 và Công văn số 1752/BTC-CTC ngày 10/2/2014 của Bộ Tài chính: cụ thể đối với một số trường hợp thực hiện như sau:
…
3. Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp thì Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.”
=> Như vậy, có các cách xử lý đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Nếu doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT
Khi doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT thì Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để tạm dừng kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với các hóa đơn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chờ kết quả chính thức cơ quan có thẩm quyền.
b) Nếu doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT
Trường hợp khi doanh nghiệp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT rồi thì cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết để kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ.
Trường hợp doanh nghiệp khẳng định việc mua bán hàng hóa và hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng kê khai khấu trừ là đúng quy định thì:
* Doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật.
* Cơ quan thuế kiểm tra những nội dung sau
– Kiểm tra, xác minh về hàng hóa: Hợp đồng mua bán hàng hóa (nếu có); hình thức giao nhận hàng hóa; địa điểm giao nhận hàng hóa; phương tiện vận chuyển hàng hóa; chi phí vận chuyển hàng hóa; chủ sở hữu hàng hóa và nguồn gốc hàng hóa (trước thời điểm giao nhận hàng hóa).
– Kiểm tra xác minh về thanh toán: Ngân hàng giao dịch; đối tượng nộp tiền vào tài khoản để giao dịch; số lần thực hiện giao dịch; hình thức thanh toán; chứng từ thanh toán.
Qua thanh tra, kiểm tra nếu xác minh được việc mua bán hàng hóa là có thực và đúng với quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế GTGT; đồng thời doanh nghiệp phải cam kết nếu trong các hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan Thuế sau này phát hiện có sai phạm, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c) Nếu việc tạm dừng khấu trừ thuế dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp
Cơ quan thuế có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi các trường hợp này, chưa yêu cầu nộp và chưa tính phạt nộp chậm, chờ kết luận chính thức của Cơ quan có thẩm quyền.
Mọi vướng mắc về Thuế và kế toán xin mời các bạn gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí của Kế toán Hà nội :19006246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính