Trong quá trình sử dụng hóa đơn tại doanh nghiệp, các bạn không tránh khỏi việc viết sai hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ giao cho người mua. Trong trường hợp đó, kế toán phải xử lý như thế nào cho đúng theo quy định để tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi cơ quan Thuế thanh quyết toán ???
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
I.Trường hợp 1: Hóa đơn viết sai nhưng chưa xé liên 2 ra khỏi cuống
Cách xử lý: Chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ hóa đơn viết sai đó
II. Trường hợp 2: Hóa đơn viết sai và liên 2 đã xé ra khỏi cuống
1) Viết sai tên, địa chỉ nhưng ghi đúng MST của người mua
Việc hóa đơn ghi sai tên, địa chỉ nhưng ghi đúng mã số thuế của người mua, được quy định rõ trong Thông tư 26/2015/TT-BTC :
“Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
Căn cứ theo quy định trên thì cách xử lý như sau :
+ Lập Biên bản điều chỉnh ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ sai sót, đồng thời ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật.
+ Người bán và người mua được sử dụng hoá đơn đã lập kèm theo biên bản về sai sót về địa chỉ, tên trên hoá đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế.
2) Viết sai tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, hình thức thanh toán, ngày tháng, tiền thuế giá trị gia tăng, mã số thuế….
2.1 Trường hợp chưa kê khai thuế :
Cách xử lý:
-
Hai bên lập Biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai (không cần phải lập biên bản hủy hóa đơn). Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn.
-
Người bán gạch chéo các liên và phải lưu giữ số hoá đơn lập sai đó (Kẹp vào quyển hóa đơn gốc để CQT kiểm tra thì giải trình).
-
Lập lại hóa đơn mới, hai bên dùng hóa đơn mới để khai thuế.
Trong quá trình kê khai, viết sai hóa đơn là điều khó tránh khỏi đối với các bạn kế toán mới vào nghề.
2.2 Trường hợp đã kê khai thuế
- Nếu hóa đơn viết sai ngày tháng, mặt hàng, mã số thuế…không ảnh hưởng đến số tiền thuế GTGT phải nộp và khấu trừ:
Cách xử lý:
-
Hai bên lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót,
-
Người bán lập hóa đơn điều chỉnh: Hóa đơn ghi rõ nội dung ghi sai; nội dung điều chỉnh; số hóa đơn, ký hiệu…
-
Khi kê khai: Tại kỳ kê khai lập lại hóa đơn điều chỉnh: Bên bán kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê bán ra. Bên mua kê khai vào bảng kê mua vào (Chỉ tiêu: Doanh thu và thuế GTGT ghi bằng "0")
- Nếu hóa đơn viết sai thuế suất, đơn giá … ảnh hưởng đến số tiền:
Cách xử lý:
-
Hai bên lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót,
-
Người bán phải lập hoá đơn điều chỉnh . Hoá đơn điều chỉnh ghi rõ (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế GTGT…, tiền thuế GTGT cho hoá đơn số…, ký hiệu…
-
Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Mọi vướng mắc về Thuế và kế toán xin mời các bạn gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí của Kế toán Hà nội :