Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy Khi mua tài sản về công ty dùng cho sản xuất kinh doanh (không phải để bán), nếu nguyên giá của tài sản không đủ 30.000.000 để làm tài sản cố định, thì kế toán xác định đó là công cụ dụng cụ.
|
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Sau đây, KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ giới thiệu một số cách xác định nguyên giá, phương pháp tính giá và cách phân bổ, hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công cụ, dụng cụ:
1. Cách xác định nguyên giá của công cụ, dụng cụ (CCDC), nguyên vật liệu (NVL)
Nguyên giá của công cụ, dụng cụ (CCDC), nguyên vật liệu (NVL) = Giá mua ghi trên hóa đơn chưa bao gồm VAT + chi phí liên quan ( vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt…) + thuế nhập khẩu, thuế TTDB (nếu có) – các khoản giảm trừ ( chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại ).
2. Phương pháp tính giá xuất kho
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước xuất trước
- Phương pháp đích danh
3. Thời gian phân bổ
Theo quy định tại thông tư 96/2016/TT-BTC về thuế Thu nhập doanh nghiệp thì: “Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm.”
Như vậy, thời gian phân bổ công cụ dụng không được quá 24 tháng (tức là không được quá 2 năm). Nếu không chi phí phân bổ đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế TNDN.
Có hai phương pháp phân bổ CCDC là: Phân bổ theo thời gian và phân bổ hai lần.
+ Phân bổ theo thời gian là chia đều cho các kỳ (số kỳ sử dụng), hàng tháng sẽ trích vào chi phí giá trị như nhau. Ngoài thực tế doanh nghiệp thường hay sử dụng phương pháp phân bổ này.
+ Phân bổ hai lần là phân bổ vào lúc xuất dùng và lần báo hỏng theo tỷ lệ 50:50
"Tóm lấy" những thông tin cập nhật ưu đãi mới nhất về: Khóa học kế toán thuế và Dịch vụ kế toán thuế
4. Xuất dùng công cụ, dụng cụ (CCDC)
- Khi mua CCDC nhập kho CCDC
Nợ TK 153 : Công cụ dụng cụ 7 tr
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ 0,7 tr
Có TK 111, 112, 331 : 7,7 tr
- Khi xuất dùng :
*) TH1 : phân bổ 1 lần toàn bộ vào giá trị CCDC ( Hạch toán theo TT133)
Nợ TK 154 : sử dụng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 6421 : sử dụng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422 : sử dụng cho bộ phận quản lý DN
Có TK 153 : CCDC
>>>> Toàn bộ nguyên giá CCDC không bao gồm VAT
*) TH2 : Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC ( Hạch toán theo thông tư 133)
+ Khi xuất dùng:
Nợ TK 242
Có TK 153 : 7 tr
>>> Nguyên giá CCDC không bao gồm VAT
+ Khi phân bổ (từ 2 lần trở lên)
Nợ TK 154 : sử dụng cho bộ phận sản xuất
Nợ TK 6421 : sử dụng cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422 : sử dụng cho bộ phận quản lý DN
Có TK 242 :
Giá trị phân bổ = Nguyên giá CCDC / thời gian phân bổ