TÌM KIẾM
Lớp học kế toán ở Hà Nội
VIDEO
lltxB9FqDJQ video2431
Lớp kế toán thực hành thực tế
Hợp đồng giao khoán nhân công – Cách tính thuế TNCN từng trường hợp
Cập nhật: 26/03/2019
Lượt xem: 100627
Khoa hoc ke toan co ban      Dịch vụ kế toán thuế      Dịch vụ hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp
 

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHÂN CÔNG

Cách tính thuế TNCN trong từng trường hợp
 
Hợp đồng giao khoán nhân công  Hợp đồng giao khoán nhân công với một lao động hoặc một nhóm người lao động đang là giải pháp mà khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trường hợp ký hợp đồng giao khoán nhân công với một nhóm người lao động thì sẽ có một người đại diện nhóm đứng ra làm việc với Doanh nghiệp. Khi đó người này được gọi là đội trưởng và được các thành viên trong nhóm ủy quyền thực hiện các công việc liên quan đến nhóm.

>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất

⏩  Khóa học kế toán thực tế Ưu đãi 50%

Xem thêm:
 

 1. Hợp đồng giao khoán nhân công có thể được thực hiện ở các​ dạng như sau:

+ Dạng 1: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán việc với từng người lao động.  
Khi đó Kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.
 
+ Dạng 2:  Doanh nghiệp Ký hợp đồng giao khoán với một nhóm người lao động (ký với tất cả các thành viên trong nhóm).
Nhưng có một người đại diện nhóm và được các cá nhân trong nhóm ủy quyền cho người đại diện này thực hiện các giao dịch với Doanh nghiệp.
 
+ Dạng 3: Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện. (Người này có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán).
Trường hợp này người đại diện nhóm như một cá nhân kinh doanh.

 
Hop dong giao khoan nhan cong.jpg

 "Tóm lấy" những thông tin cập nhật ưu đãi mới nhất về: Khóa học kế toán thuế và Dịch vụ kế toán thuế
2. Hợp đồng giao khoán nhân công

👤 Trường hợp 1: Ký hợp đồng giao khoán nhân công với từng người lao động. Doanh nghiệp ký hợp đồng giao khoán với từng cá nhân, khi đó Kế toán có trách nhiệm theo dõi, chấm công, tính lương, tính thuế thu nhập cá nhân theo biểu toàn phần đối với từng người lao động.

Hồ sơ gồm:
- Hợp đồng giao khoán nhân công,
- Hồ sơ lao động,
- Bảng chấm công,
- Bảng thanh toán tiền lương,
- Thực hiện đăng ký MST cho từng người lao động.
 
Tính thuế TNCN: Theo biểu thuế toàn phần 10% trên thu nhập và không được giảm trừ

👥 Trường hợp 2: Ký hợp đồng giao khoán nhân công với một nhóm người lao động. (Ký với tất cả các thành viên trong nhóm). Nhưng có một người đại diện nhóm và được các cá nhân trong nhóm ủy quyền cho người đại diện này thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp.
Trường hợp này người đại diện của nhóm sẽ là người đứng ra giao dịch với doanh nghiệp. Cung cấp danh sách nhân sự nhóm cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng giao khoán với từng cá nhân trong nhóm.
 
Người đại diện nhóm có trách nhiệm:
- Theo dõi lao động trong nhóm;
- Chấm công;
- Lập bảng thanh toán tiền lương theo lương đã thỏa thuận trong hợp đồng giao khoán, cá nhân trong nhóm nhận lương phải ký nhận đầy đủ;
- Nhận tiền lương theo bảng lương và trả lại cho từng cá nhân trong nhóm;
- Gửi lại toàn bộ hồ sơ trên cho doanh nghiệp để doanh nghiệp là căn cứ tính vào chi phí được trừ.

Tính thuế TNCN: Trước khi trả tổng lương của nhóm cho người đại diện nhóm, kế toán phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo biểu toàn phần 10%.

Khoa-ke-toan-thue-ke-toan-tong-hop-thuc-hanh-1.gif
 
👥 Trường hợp 3: Ký hợp đồng giao khoán với chỉ một người đại diện. (Người này có trách nhiệm tìm kiếm lao động để thực hiện các công việc trong hợp đồng giao khoán, doanh nghiệp không cần danh sách những cá nhân lao động trong nhóm). Trường hợp này người đại diện nhóm như một cá nhân kinh doanh.
 
Tính thuế TNCN: Quy định về Cá nhân kinh doanh được hướng dẫn chi tiết tại thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2015 về việc tính thuế với cá nhân kinh doanh:
 
“Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
1.    Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
 
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm. …….
 
c) Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.”…..
 
 “2.  Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
 
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.      Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.
 
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
 
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
 



Lĩnh vực ngành nghề

Tỷ lệ thuế suất

Thuế GTGT

Thuế TNCN

-  Phân phối, cung cấp hàng hóa

1%

0,5%.

-  Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

2%.

-  Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

1,5%.

-  Hoạt động kinh doanh khác

2%

1%

 

Như vậy ở trường hợp ký hợp đồng giao khoán nhân công với chỉ một người đại diện thì:
📌 Nếu người đại diện này có tổng doanh thu từ kinh doanh trong năm dưới 100trđ/năm thì không phải kê khai tính nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
📌 Nếu tổng doanh thu trong năm của người đại diện trên 100trđ/năm. Người đại diện có thể thay mặt nhóm lao động của mình đến cơ quan thuế đề nghị được cấp hóa đơn lẻ theo số tiền trong hợp đồng khoán. Khi đó cơ quan thuế sẽ khấu trừ thuế GTGT và thuế TNCN theo một trong các lĩnh vực ngành nghề trên.
 
Hi vọng bài viết "Hợp đồng giao khoán nhân công - Cách tính thuế TNCN cho từng trường hợp" sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc. Cùng theo dõi thêm thông tin về kế toán ở các chuyên trang chính thức của Kế Toán Hà Nội sau:

Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com 

Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    
https://www.facebook.com/tintucketoan

Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246

 THÔNG TIN THAM KHẢO:

Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:


⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính
 
Tham gia nhận bản tin từ chúng tôi
Số người online: 8
Tổng truy cập: 13669187
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI
Khu vực Miền Bắc: Số 4, ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN
Khu vực Miền Nam: Số 31 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Khóa học kế toán: 0243.566.8036 – 0912916322 (zalo)
Email: ketoanhanoi1@gmail.com
Website: www.ketoanhanoi.vn
Dịch vụ làm bảng tính lương
Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!