TÌM KIẾM
Lớp học kế toán ở Hà Nội
VIDEO
lltxB9FqDJQ video2431
Lớp kế toán thực hành thực tế
NẾU KHÔNG GÓP VỐN ĐIỀU LỆ ĐÚNG THỜI HẠN HAY ĐÚNG SỐ VỐN ĐÃ CAM KẾT THÌ XỬ PHẠT THẾ NÀO?
Cập nhật: 26/03/2019
Lượt xem: 68593
                   
Nếu không góp đủ số vốn điều lệ sẽ bị xử phạt như thế nào? Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên như thế nào? Đây là những câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải khi mới thành lập hoặc chưa góp đúng thời hạn và đủ số vốn điều lệ đã cam kết. Cùng Kế Toán Hà Nội tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất

🔎 Cùng xem thêm về Dịch vụ kế toán trọn gói để giảm thiểu tối đa rủi ro tài chính khi thực hiện quyết toán thuế, lên BCTC cho doanh nghiệp.

 

                                   

>> Hướng dẫn tra cứu thông tin BHXH qua mạng 
>> Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

 
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp xong 1 thời hạn nhất định được ghi trong điều lệ công ty. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không góp vốn điều lệ đúng hạn, hoặc không góp đúng số vốn đã cam kết. Pháp luật đã quy định rất rõ về trường hợp này.

Thời hạn góp vốn điều lệ:

Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có hiệu lực: 01/07/2015 - Quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.

🔴 DN thành lập trước ngày 1/7/2015 (theo NĐ 102/2010/NĐ-CP): 
 
+ Cổ phần là 90 ngày
+ TNHH là 36 tháng
 
🔴 DN thành lập từ ngày 1/7/2015 (theo luật DN 68/2014/QH13): 
 
+ Cả công ty Cổ Phần và TNHH đều có thời hạn góp là 90 ngày
 
=> Thời hạn góp vốn cụ thể trong thời hạn trên của DN sẽ được ghi trong điều lệ góp vốn của công ty.
 
Theo luật doanh nghiệp mới sửa đổi thì thời hạn góp vốn điều lệ từng loại hình công ty được xác định như sau:

I. Góp vốn điều lệ đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
 
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
 
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
 
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
 
4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
 
5. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
 
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
 
6. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
 
Theo điều 48 của Luật doanh nghiệp năm 2014

II. Góp vốn điều lệ với Công ty cổ phần:

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. 
 
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.
 
2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
 
3. Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:
 
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Thành viên Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới về các thiệt hại phát sinh do không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 Điều này.
 
Theo điều 112 của Luật doanh nghiệp năm 2014

III. Góp vốn điều lệ với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
 
2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
 
3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
 
4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.
Theo điều 74 của Luật doanh nghiệp năm 2014

Nếu không góp vốn điều lệ đúng thời hạn hay đúng số vốn đã cam kết thì xử phạt thế nào?

Theo nghị định 155/2013/NĐ-CP có HL: 1/1/2014 Tại Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp thì:
 
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.
 
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.
 
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
 
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
 

Vậy khi góp vốn điều lệ phải góp bằng tiền mặt hay chuyển khoản?

Hình thức góp vốn được quy định tại điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP. 
 
"Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
 
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
 
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
 
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
 
3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp."
 
 Thông tư 09/2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 17/03/2015.
 
Theo quy định tại điều 2 cuả Thông tư 09 thì Đối tượng áp dụng
 Các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trong quan hệ góp vốn
 
=> Do đó, chỉ khi góp vốn vào doanh khác hoặc nhận góp vốn của Doanh khác doanh nghiệp mới phải sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
 
Còn khi góp vốn điều lệ có thể góp bằng Chuyển khoản hoặc tiền mặt đều được
Tham khảo Công văn 786/TCT-CS ngày 1/3/2016 của Tổng cục Thuế v/v chính sách thuế

Như vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ quy định về việc góp vốn điều lệ để tránh các trường hợp bị xử phạt do chậm nộp, hoặc nộp không đúng số vốn cam kết. 


Các bài viết liên quan:
 

Chuyên trang kế toán:    www.tintucketoan.com 

Fanpage: Tin Tức Kế Toán:    https://www.facebook.com/tintucketoan

Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246


▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:

Quý khách vừa tham khảo bài viết về góp vốn điều lệ. Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:

⏩  Khóa học kế toán thực tế 

⏩  Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói

⏩  Dịch vụ Hoàn thuế GTGT

⏩  Dịch vụ Quyết toán thuế

⏩  Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính

 

Tham gia nhận bản tin từ chúng tôi
Số người online: 8
Tổng truy cập: 13786918
Thông tin liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI
Khu vực Miền Bắc: Số 4, ngõ 322 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, HN
Khu vực Miền Nam: Số 31 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Khóa học kế toán: 0243.566.8036 – 0912916322 (zalo)
Email: ketoanhanoi1@gmail.com
Website: www.ketoanhanoi.vn
Dịch vụ làm bảng tính lương
Thăm dò ý kiến
Đánh giá khách quan của bạn về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp? Vui lòng tích vào ô bên dưới để trả lời!