KTHN Group "Sẽ thanh tra 100% doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về thuế", Đó là nhiệm vụ ngành Thuế đặt ra trong những tháng cuối năm 2017. Điều này không chỉ nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước mà còn đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch...
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Năm 2017 được ngành Thuế xác định là năm trọng tâm tập trung quản lý, thanh tra kiểm tra là doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), DN có giao dịch liên kết trong diện rủi ro cao về thuế.
Cụ thể như sau:
1. DN kê khai thua lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh hay kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp so với ngành hoặc so với kết quả chung của toàn tập đoàn;
2. DN đột ngột thua lỗ sau giai đoạn ưu đãi đầu tư, DN có phát sinh giao dịch liên kết với quy mô lớn hoặc thường xuyên giao dịch với các bên liên kết tại các nước có thuế suất thấp...
3. Tập trung chủ yếu vào một số ngành như sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, dệt may, da giày, công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất kim loại...
Dưới đây là Thống kê qua thanh tra, kiểm tra trong quý III/2017
Chỉ tính riêng trong quý III/2017, toàn ngành Thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra được 44.555 doanh nghiệp, tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là: 7.160.011 triệu đồng, số thuế đã nộp vào NSNN: 6.418.106 triệu đồng.
Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra xác định lại giá thị trường đối với giao dịch liên kết, cơ quan chức năng đã thực hiện tại 135 doanh nghiệp và truy thu, truy hoàn, phạt tổng cộng gần 403 tỷ đồng, giảm khấu trừ 6,7 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế hơn 1.378 tỷ đồng.
Trong những tháng cuối năm 2017, ngành Thuế tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát lại kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch, đảm bảo thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị có rủi ro về thuế theo đúng quy định pháp luật nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước.
Để thực hiện nhiệm vụ này lãnh đạo Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục thuế địa phương tiếp tục đẩy mạnh rà soát lại, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, đặc biệt tập trung vào những đơn vị có rủi ro về thuế theo đúng quy định pháp luật.
Theo đó, Tổng cục Thuế đã yêu cầu Cục Thuế địa phương tập trung phân tích chuyên sâu để lựa chọn nội dung trọng tâm cần thanh tra, lựa chọn các doanh nghiệp (DN) có rủi ro cao về thuế, hoàn thuế, các DN nhiều năm chưa được thanh tra.
Cụ thể là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp, ưu đãi thuế, chuyển nhượng vốn, thương hiệu… để thực hiện thanh tra, kiểm tra ngay.
Cùng với đó, các cơ quan thuế cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế, đảm bảo 100% hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định.
Cơ quan thuế địa phương khi tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế cần vận dụng linh hoạt các hình thức quy định tại Luật Thanh tra, Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn để nâng cao năng suất và hiệu quả nhằm khai thác tăng thu cho NSNN.
Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách trên địa bàn trong các lĩnh vực: Chuyển nhượng đất đai, kinh doanh bất động sản, chuyển nhượng dự án, khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên, ô tô, sữa, dược phẩm kinh doanh viễn thông, điện, điện tử,...
Mặt khác, cơ quan thuế tiếp tục chủ động rà soát, cập nhật thông tin về ngành nghề kinh doanh thực tế của các DN hoạt động trên địa bàn và xây dựng cơ sở dữ liệu DN liên kết để phục vụ cho công tác quản lý cũng như công tác thanh, kiểm tra thuế.
"Tóm lấy" những thông tin cập nhật ưu đãi mới nhất về: Khóa học kế toán thuế và Dịch vụ kế toán thuế
Đặc biệt, trong những tháng cuối năm, ngành Thuế siết chặt xử lý các trường hợp gian lận hóa đơn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Theo đó, mở rộng quy định đối với các trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
Trường hợp sử dụng bất hợp pháp hoá đơn là việc lập khống hoá đơn; cho hoặc bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này);
Cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hoá đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hoá đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hoá, dịch vụ khác.
Tiếp tục phối hợp với Tổng cục Du lịch để triển khai chương trình chống thất thu thuế đối với kinh doanh du lịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính;
Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, trao đổi thông tin, hỗ trợ các hiệp hội, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp; Tiếp tục triển khai đề án Hoá đơn điện tử; Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, không tham gia, không tiếp tay vi phạm;
Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có các biện pháp xử lý và cung cấp thông tin giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ theo Quy chế số 568/QĐ-BTC ngày 26/3/2015 của Bộ Tài chính về việc xử lý thông tin các tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ tại cơ quan Thuế các cấp và Công văn số 4847/TCT-TTr ngày 19/10/2016 của Tổng cục Thuế;
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính