BÙ TRỪ CÔNG NỢ CÓ ĐƯỢC KHẤU TRỪ KHÔNG, CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHÔNG
BÙ TRỪ CÔNG NỢ CÓ ĐƯỢC KHẤU TRỪ KHÔNG, CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO CHI PHÍ HỢP LÝ KHÔNG
Cấn trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT? Có được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN? KẾ TOÁN HÀ NỘI xin chia sẻ những quy định về thanh toán bù trừ công nợ, cách hạch toán bù trừ công nợ:
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Xem thêm:
>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế
>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc...
1. Về thuế GTGT:
Theo khoản 10 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015:
"4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ."
2. Về thuế TNDN:
Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC:
"2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. "
Như vậy: Để việc thanh toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT thì cần:
- Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ)
- Biên bản bù trừ công nợ 2 bên (Phải có xác nhận của 2 bên)
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
3. Cách hạch toán bù trừ công nợ:
VD: Công ty CP Nội Thất Tiến Anh mua hàng cho công Cổ phần Thiết bị điện Hưng Phát với giá trị là 55 tr Nhưng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hưng Phát còn nợ của Công ty CP Nội Thất Tiến Anh 15 tr. Nên 2 bên thực hiện bù trừ công nợ. Số tiền còn lại 40 tr Công ty thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Khi mua hàng:
Nợ 156: 50tr
Nợ 133: 5 tr
Có 331 : 55 tr
Cấn trừ công nợ:
Nợ 331: 15 tr
Có 131: 15 tr
Khi thanh toán:
Nợ 331: 40 tr
Có 112: 40 tr
"Tóm lấy" những thông tin cập nhật ưu đãi mới nhất về: Khóa học kế toán thuế và Dịch vụ kế toán thuế
http://www.ketoanhanoi.vn/khoa-hoc-va-dich-vu
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính