HƯỚNG DẪN CÁCH HẠCH TOÁN CHI PHÍ LÃI VAY
Trong bài viết này KẾ TOÁN HÀ NỘI sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán chi phí lãi vay được trừ và không được trừ, cách hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay.
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Xem thêm:
>> 5 Lợi ích không thể bỏ qua của dịch vụ quyết toán thuế
>> 99% Kế toán đều hiểu: Rà soát sổ sách kế toán, báo cáo tài chính là công việc...
Tuỳ từng thời điểm trả khoản chi phí lãi vay mà cách hạch toán chi phí lãi vay cũng khác nhau? Khoản chi phí lãi vay đó có hợp lý hay không? Cũng hạch toán khác nhau…
Lưu ý: Khi DN các bạn đi vay mà tiền mặt, tiền gửi ngân hàng còn nhiều thì khoản chi phí lãi vay sẽ bị loại ra đó nhé.
Cách hạch toán chi phí lãi vay HỢP lý và KHÔNG hợp lý:
1. Trường hợp trả lãi vay theo định kỳ:
Nợ TK635
Có TK 111, 112.
2. Trường hợp trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:
- Khi trả lãi, ghi:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Theo Thông tư 200 hoặc TT 133)
Có TK 111, 112
- Hàng tháng phân bổ chi phí lãi vay:
Nợ TK 635
Có TK 242.
3. Trường hợp trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay.
- Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:
Nợ TK 635
Có TK335
- Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:
Nợ TK 335
Có TK 111, 112
4. Trường hợp DN trả lãi trả chậm của của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp.
- Khi trả lãi:
Nợ TK 242
Có TK 111, 112
- Hàng tháng phân bổ chi phí lãi vay:
Nợ TK 635
Có TK 242
5. Trường hợp DN có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính phải trả:
- Nếu trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112
- Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng chưa có tiền trả, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 315
Chú ý: Khoản Chi phí lãi vay KHÔNG hợp lý => Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, Các bạn nhập số tiền này vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN (Đây là khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN).
Sau đây Kế toán hà nội xin lấy 1 ví dụ cụ thể để các bạn hình dung:
VD: Trên giấy phép DKKD của Công ty CP Nội thất Ngọc Châu có số vốn điều lệ là 2.000.000.000.
- Nhưng thực tế mới chỉ góp được 1.200.000.000. Còn thiếu 800.000.000
- Công ty đi vay Ngân hàng ABC: 1.000.000.000 với lãi suất 8%/tháng.
- Hàng tháng chi phí lãi vay mà công ty phải trả là: 1.000.000.000 x 8% = 80.000.000
- Vì công ty chưa góp đủ vốn điều lệ, còn thiếu 800.000.000 nên phần chi phí lãi vay này sẽ không được trừ, mà chỉ được trừ phần chi phí lãi vay của (1 tỷ – 800 tr = 200 tr) cụ thể như sau:
=> Chi phí lãi vay không được trừ = 800tr X 8% = 64.000.000
=> Chi phí lãi vay được trừ: 200 tr X 8% = 16.000.000
Cách hạch toán chi phí lãi vay:
Nợ TK 635: 80.000.000
Có TK 111, 112: 80.000.000
-> Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN, Các bạn nhập số tiền 64.000.000 vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
II. Hạch toán thuế TNCN từ tiền lãi cho vay:
"- Khi trả lãi tiền vay cho cá nhân, doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp nộp hộ cá nhân thuế TNCN thì đối với khoản chi hộ này doanh nghiệp không được hạch toán vào khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN."
( Theo Công văn số 1360/CT-TTHT ngày 26/9/2011 của Cục thuế Nghệ An V/v hướng dẫn chính sách thuế TNDN)
1) Nếu hợp đồng vay ghi: Cá nhân cho vay sẽ chịu khoản thuế TNCN (Tức là DN chỉ nộp hộ cho cá nhân)
- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:
Nợ TK 635: (Tổng chi phí lãi vay - 5% thuế TNCN)
Có TK 111,112:
- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ TK 138: 5% tiền thuế TNCN (Vì DN chỉ nộp hộ cho cá nhân)
Có Tk 3335:
- Khi nộp thuế TNCN:
Nợ 3335:
Có 111, 112:
- Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:
Nợ 111, 112:
Có 138:
2) Nếu trên hợp đồng vay ghi là: Bên vay sẽ chịu khoản thuế TNCN (Tức là DN đi vay sẽ phải nộp thuế TNCN thay cho cá nhân)
- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:
Nợ 635: (Tổng số tiền lãi vay DN trả cho cá nhân)
Có 111, 112:
- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ 811: 5% thuế TNCN (Vì DN nộp thay, nên khoản chi phí này là không hợp lý)
Có 3335:
- Khi nộp thuế TNCN:
Nợ 3335:
Có 111, 112:
=> Cuối năm khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN các bạn phải loại ra và nhập vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai.
VD: Trong tháng 11/2016 Công ty TNHH Bình Minh phải trả tiền lãi vay cho cá nhân là 20.000.000. Cách hạch toán như sau:
a) Nếu hợp đồng vay ghi: Cá nhân cho vay sẽ chịu khoản thuế TNCN
- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:
Nợ TK 635: 19.000.000 (Tổng chi phí lãi vay - 5% thuế TNCN)
Có TK 111,112: 19.000.000
- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ TK 138: 1.000.000 (5% tiền thuế TNCN. Vì DN chỉ nộp hộ cho cá nhân)
Có Tk 3335: 1.000.000
- Khi nộp thuế TNCN:
Nợ 3335: 1.000.000
Có 111, 112: 1.000.000
- Khi thu lại tiền thuế 5% của cá nhân cho vay:
Nợ 111, 112: 1.000.000
Có 138: 1.000.000
b) Nếu trên hợp đồng vay ghi là: Bên vay sẽ chịu khoản thuế TNCN
- Khi trả tiền lãi vay cho cá nhân:
Nợ 635: 20.000.000
Có 111, 112: 20.000.000
- Tính tiền thuế TNCN phải nộp:
Nợ 811: 1.000.000 (5% thuế TNCN)
Có 3335: 1.000.000
- Khi nộp thuế TNCN:
Nợ 3335: 1.000.000
Có 111, 112: 1.000.000
"Tóm lấy" những thông tin cập nhật ưu đãi mới nhất về: Khóa học kế toán thuế và Dịch vụ kế toán thuế
http://www.ketoanhanoi.vn/khoa-hoc-va-dich-vu
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính