TIỀN TRUY THU KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN CÓ ĐƯỢC HẠCH TOÁN VÀO CHI PHÍ KHÔNG
Kế toán thực tế Kinh phí công đoàn bị truy thu từ năm trước có được hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không? Hạch toán truy thu kinh phí công đoàn như thế nào? KẾ TOÁN HÀ NỘI xin hướng dẫn xử lý khoản tiền bị truy thu đóng kinh phí công đoàn.
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Theo điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định về mức đóng kinh phí công đoàn:
“Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo khoản 3 điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định:
“3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.”
Theo Công văn số 1564/TCT-DNL ngày 14/4/2016 của Tổng cục Thuế gửi Cục thuế TP. Hồ Chí Minh: Về việc chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, cụ thể như sau:
Cách hạch toán kinh phi công đoàn:
- Các bạn hạch toán chi tiết theo từng bộ phận nhé, tính vào chi phí của DN:
Nợ TK: 154, 241, 622, 623 727, 641, 642…
Có 3382: (Tổng tiền lương tham gia BHXH (X) 2%)
Khi nộp tiền kinh phí công đoàn:
Nợ TK 3382. (Tổng tiền lương tham gia BHXH (X) 2%)
Có TK 111, 112
Chú ý: Đó là cách hach toán Kinh phí công đoàn của DN phải nộp cho Liên đoàn lao động Quận, huyện.
- Nếu là Đoàn phí công đoàn của các nhân viên trong công ty tham gia Tổ chức công đoàn cơ sở thì hạch toán như sau:
Nợ TK: 334.
Có 3382: (Tiền lương tham gia BHXH (X) 1%)
Khi nộp tiền đoàn phí công đoàn:
Nợ TK 3382. (Tiền lương tham gia BHXH (X) 1%)
Có TK 111, 112.
- Nếu DN giữ lại 65% Kinh phí công đoàn hoặc 60% Đoàn phí công đoàn thì các bạn theo dõi qua TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.
Nợ TK 3382.
Có TK 3388.
Chú ý: Đó là tiền kinh phí công đoàn bị truy thu, còn nếu là khoản tiền bị phạt thì sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý nhé.
Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 quy định về thuế TNDN:
"2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật."
Cách hạch toán tiền phạt kinh phí công đoàn:
Nợ 811.
Có 3388.
Khi nộp tiền:
Nợ 3388.
Có 111, 112
Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ 911.
Có 811 (Nhớ là khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN 03/TNDN thì nhập vào chỉ tiêu B4, vì đây là số tiền không được trừ khi tính thuế TNDN).
"Tóm lấy" những thông tin cập nhật ưu đãi mới nhất về: Khóa học kế toán thuế và Dịch vụ kế toán thuế