HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương là một phần hành không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp. Việc hạch toán kế toán tiền lương cũng như các thủ tục đi kèm liên quan chặt chẽ đến chi phí tiền lương được trừ khi xác định thuế TNDN. Trong bài viết này, Công ty kế toán Hà Nội sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục thực tế cũng như cách hạch toán liên quan đến tiền lương trong doanh nghiệp SXKD
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
Xem thêm:
I.Các hồ sơ cần thiết đối với lao động trong DN mà kế toán tiền lương phải nhớ
1.Đối với lao động thường xuyên
Lao động thường xuyên là những người ký HĐLĐ dài hạn với công ty ( thời gian ký hợp đồng trên 3 tháng ).
Thủ tục bắt buộc phải có :
- Hồ sơ lao động : Sơ yếu lý lịch, Giấy khai sinh, CMTND…(hồ sơ công chứng )
- Hợp đồng lao động
- Quy chế tiền lương của doanh nghiệp ( nêu rõ mức hưởng và điều kiện hưởng )
- Các quyết định do Giám đốc ban hành : QĐ bổ nhiệm, QĐ tăng lương….
- Làm thủ tục đóng bảo hiểm theo quy định
- Đăng ký Mã số thuế các nhân cho người lao động ( nếu người lao động chưa có )
- Đăng ký các trường hợp giảm trừ gia cảnh cho người lao động ( nếu có )
2.Đối với lao động thời vụ
Lao động thời vụ là những người ký hợp đồng thời vụ với doanh nghiệp ( thời gian ký dưới 3 tháng )
Doanh nghiệp có thể ký hợp đồng thời vụ với người lao động dưới 1 trong 2 hình thức sau :
- Ký trực tiếp với từng người : hồ sơ cần có là CMTND của người lao động,làm thủ tục đóng bảo hiểm
- Ký với 1 người đại diện : Hồ sơ cần có
+Danh sách lao động : ghi rõ họ tên, số CMTND, quê quán..
+Tập hợp CMTND của người lao động
+Giấy ủy quyền (Biên bản thỏa thuận ) của những người lao động có tên trong danh sách cử một người làm đại diện đứng ra ký hợp đồng
+Làm thủ tục đăng ký MSTC cá nhân ( nếu người lao động chưa có )
+Làm thủ tục đóng bảo hiểm theo quy định
3.Lao động vãng lai
Lao động vãng lai là những người mà doanh nghiệp thuê và chi trả theo từng lần phát sinh
Thủ tục bao gồm :
+ Hợp đồng giao việc, khoán việc
+ CMTND
+ Biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành
II. Nghiệp vụ hạch toán chi phí tiền lương
1.Các công việc cần làm cuối tháng liên quan đến kế toán tiền lương
*Bước 1 : Hàng tháng kế toán phải lập bảng tính lương cho người lao động
Việc lập bảng lương kế toán cần căn cứ vào những giấy tờ sau :
-Hợp đồng lao động, quy chế tiền lương , các quyết định(nếu có ) của giám đốc ban hành…
-Bảng chấm công do các bộ phận gửi về
-Bảng thống kê khối lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng…( nếu trả lương theo sản phẩm, doanh thu..)
Bước 2 :Trình ký duyệt bảng lương
Bước 3 : Căn cứ vào bảng lương đã duyệt, kế toán hạch toán các nghiệp vụ có liên quan
2.Nghiệp vụ hạch toán bảng lương ( cuối tháng )
Theo QĐ48
*Hạch toán tiền lương phải trả người LĐ
Nợ 6421 : Lương của BP bán hàng
Nợ 6422 : Lương của BP quản lý
Nợ 154 : Lương của BP sản xuất
Có 334 : Tổng lương phải trả
*Hạch toán trích bảo hiểm người LĐ chịu
Nợ 334
Có 3383 – BHXH (8%x LCB của toàn DN )
Có 3384 – BHYT (3%x LCB của toàn DN )
Có 3389 - BHTN(1%x LCB của toàn DN )
*Hạch toán trích BH của DN chịu
-Nợ 6421 :
Có 3383 : 18%x LCB của BP bán hàng
Có 3384: 3%x LCB của BP bán hàng
Có 3389: 1,5%x LCB của BP bán hàng
-Nợ 6422 :
Có 3383 : 18%x LCB của BP quản lý
Có 3384: 3%x LCB của BP quản lý
Có 3389: 1,5%x LCB của BP quản lý
-Nợ 154 :
Có 3383 : 18%x LCB của BP sản xuất
Có 3384: 3%x LCB của BP sản xuất
Có 3389: 1,5%x LCB của BP sản xuất
*Hạch toán thuế TNCN phải nộp
Nợ 334
Có 3335
*Hạch toán trích KPCĐ ( nếu có )
Nợ 6422
Có 3382 :2% x Lương thực tế
|
Theo TT200
*Hạch toán tiền lương phải trả người LĐ
Nợ 641 : Lương của BP bán hàng
Nợ 642 : Lương của BP quản lý
Nợ 622 : Lương của BP sản xuất
Có 334 : Tổng lương phải trả
*Hạch toán trích bảo hiểm người LĐ chịu
Nợ 334
Có 3383 – BHXH (8%x LCB của toàn DN )
Có 3384 – BHYT (3%x LCB của toàn DN )
Có 3386 - BHTN(1%x LCB của toàn DN )
*Hạch toán trích BH của DN chịu
-Nợ 641 :
Có 3383 : 18%x LCB của BP bán hàng
Có 3384: 3%x LCB của BP bán hàng
Có 3386: 1,5%x LCB của BP bán hàng
-Nợ 642 :
Có 3383 : 18%x LCB của BP quản lý
Có 3384: 3%x LCB của BP quản lý
Có 3386: 1,5%x LCB của BP quản lý
-Nợ 622 :
Có 3383 : 18%x LCB của BP sản xuất
Có 3384: 3%x LCB của BP sản xuất
Có 3386: 1,5%x LCB của BP sản xuất
*Hạch toán thuế TNCN phải nộp
Nợ 334
Có 3335
*Hạch toán trích KPCĐ ( nếu có )
Nợ 642
Có 3382 :2% x Lương thực tế
|
3.Các nghiệp vụ khác phát sinh đến kế toán tiền lương ( diễn ra trong tháng )
*Khi nhân viên tạm ứng lương :
Căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng, kế toán hạch toán:
Nợ 334
Có 111,112
*Khi thanh toán tiền lương
Căn cứ theo quy định về thời điện trả lương của doanh nghiệp hoặc tình hình tài chính và lệnh của Giám đốc:
Nợ 334
Có 111, 112
*Khi nộp tiền bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm :
Nợ 3383
Nợ 3384
Nợ 3389 ( Theo TT200 là TK 3386 )
Có 111,112
*Khi nộp thuế TNCN
Nợ 3335
Có 111,112
Chú ý :
Sau khi kế toán tính thuế thu nhập cá nhân thì phải thực hiện kê khai định kỳ gửi cơ quan thuế
Hi vọng bài viết này, các bạn có thể hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiền lương đúng quy định. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
- Hướng dẫn nghiệp vụ hạch toán tài khoản cố định
Mọi vướng mắc về Thuế và kế toán xin mời các bạn gọi đến tổng đài tư vấn miễn phí của Kế toán Hà nội: 19006246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính