Những tình huống kế toán khó, những trường hợp phát sinh đặc biệt luôn làm cho kế toán phải “đau đầu” tìm cách giải quyết. Bạn đã từng gặp những tình huống dưới này chưa? Cùng đọc để tham khảo cách giải quyết:
>> Lớp học Kế Toán thuế - Cập nhật thông tin mới nhất
CÂU HỎI 1:
Tôi là kế toán Thuế tại công ty TNHH TM và DV Nam Tiến. Năm 2015 tôi đã quyết toán thuế TNCN cho toàn bộ nhân viên trong công ty. Sang năm 2016 có 1 trường hợp là Ông Nguyễn Đình Nam có ký hợp đồng lao động với công ty 1 năm nhưng chỉ làm việc tại Công ty từ tháng 06 đến tháng 08/2016 nghỉ việc, không ủy quyền cho Công ty quyết toán thuế. Xin hỏi trường hợp này quyết toán năm 2016 như thế nào?
TRẢ LỜI:
KẾ TOÁN HÀ NỘI xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Theo quy định tại điểm b.2, khoản 1, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định: Đối với cá nhân cư trú hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ việc làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần.
+ Trường hợp Ông Nguyễn Đình Nam không ủy quyền quyết toán thuế thì Công ty TNHH TM và DV Nam Tiến xuất chứng từ khấu trừ thuế để ông Nguyễn Đình Nam tự quyết toán.
CÂU HỎI 2
Công ty tôi có mở một lớp đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trong công ty. Công ty có chi một số khoản để tổ chức lớp học, như thuê giảng viên, in tài liệu cho lớp học, chi hỗ trợ một ngày lương của ngày tham gia lớp hoc. Vậy các khoản chi này có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
TRẢ LỜI
Theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 96 năm 2015 của Bộ Tài chính thì khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN gồm: Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học. Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
Trong trường hợp của bạn: Hồ sơ để giải trình với CQ Thuế khi quyết toán cần chuẩn bị như sau:
- Công ty phải chứng minh được khoản chi tiền đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động hoặc theo kế hoạch của Công ty, được quy định cụ thể tại một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, thì khoản chi tiền đào tạo trên không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
– Hóa đơn mua các tài liệu, thiết bị dùng cho giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành.
– Hóa đơn, chứng từ đối với các khoản chi phí liên quan đến đào tạo cho người lao động.
– Doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với các hóa đơn trên 20 triệu đồng.
CÂU HỎI 3
- Kính gửi ban tư vấn! Tôi có một việc nhờ ban tư vấn hướng dẫn giúp tôi nhé. Tôi hiện đang làm kế toán cho một công ty thương mại. Khi lấy hàng công ty tôi lấy tại kho ở Hà nội. Nhưng vì kho không có chức danh ghi hóa đơn GTGT nên tôi không thể có hóa đơn ngay được mà phải chờ nơi xuất hàng báo về công ty chính ở trong miền nam vài ngày sau công ty mới viết hóa đơn cho công ty chúng tôi. Nhưng vì khi nhận hàng ở nơi bán Công ty tôi đồng thời giao thắng cho bên mua và phải ghi ngay hóa đơn. Như vậy trường hợp này đầu vào của hóa đơn ghi ngày bị chậm như vậy có hợp lý không? Kính mong ban tư vấn cho biết, xin chân thành cảm ơn!
TRẢ LỜI
- Thực tế kinh doanh đang xảy ra hoạt động như các Bạn đang làm, trong chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và giáo trình kế toán cũng đề cập đến các trường hợp hàng và hoá đơn cùng về, hàng về trước hoá đơn về sau, hàng về sau hoá đơn về trước, hàng bán thẳng không qua kho,…. Tuy nhiên, thanh tra thuế luôn đặt ra quyền nghi ngờ mua khống/bán khống, rửa tiền, hợp thức hoá chứng từ cho các giao dịch không thật.
- Vì vậy, nếu các Bạn là DN làm ăn chân chính thì chuẩn bị sẵn các giấy tờ liên quan để bảo vệ đúng như thực tế đang diễn ra, như nội dung đang diễn giải trong thư này.
Giấy tờ gồm: Hợp đồng/Thoả thuận với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền,….
- Với các lô hàng sau, Bạn cần ghi rõ trong Hợp đồng về thời điểm giao hàng, thời điểm giao nhận hoá đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng Phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động, sau khi giao nhận đủ, thanh toán tiền mới xuất Hoá đơn GTGT),…
https://www.facebook.com/ketoanhanoi.vn
Chuyên trang kế toán: www.tintucketoan.com
Fanpage: Tin Tức Kế Toán: https://www.facebook.com/tintucketoan
Hoặc tổng đài giải đáp của Kế Toán Hà Nội 1900 6246
▶ THÔNG TIN THAM KHẢO:
Quý khách cần tham khảo thông tin Khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế và các Dịch vụ kế toán vui lòng xem ở đây:
⏩ Khóa học kế toán thực tế
⏩ Dịch vụ Kế toán thuế trọn gói
⏩ Dịch vụ Hoàn thuế GTGT
⏩ Dịch vụ Quyết toán thuế
⏩ Dịch vụ Rà soát sổ sách, Báo cáo tài chính